TẬP SAN TINH THẦN 1

 

LUẬN VỀ SỰ CỨU RỖI TRONG
CHÚA JESUS CHRIST

Trần Nhựt Thăng

Bài 1 - SỰ CỨU RỖI TRONG CHÚA JESUS

Làm sao một người chỉ cần tin vào Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế thì người đó trở thành người công bình trước mặt Đức Chúa Trời? Làm thế nào Ngài có thể bôi xóa tất cả tội lỗi của tôi? Làm sao Chúa có thể mang tôi về Thiên đàng? Và sau cùng lời hứa đó của Đức Chúa Trời có giá trị đời đời hay không dù tôi vẫn tiếp tục phạm tội và tiếp tục ăn năn?

Trong sách Sáng-thế Ký chương 12, Đức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho, Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.

Áp-ra-ham vâng lời. Ông bỏ U-rơ đi vào vùng đất mới mà Đức Chúa Trời chỉ cho ông. Bây giờ, chúng ta bước sang Chương 15, mười năm trôi qua. Áp ra ham đã 85 tuổi mà vẫn chưa có con. Ông không lạc quan như cụ 92 tuổi vừa cưới một người vợ 26 tuổi và mua một cái nhà có bảy phòng ngủ gần một trường tiểu học. Áp-ra-ham không được như vậy. Ông thất vọng hoàn toàn đến nỗi ông định lập một tôi tớ của mình là Ê-li-ê-se làm con nuôi, để nối nghiệp ông. Nhưng Đức Chúa Trời phán rằng “Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi.”

Tôi xin tạm ngưng tại đây một chút để trình bày những gì mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy để chứng minh những gì Kinh Thánh  đã viết.

Khoảng giữa năm 1925 -1941, các nhà khảo cổ đã đào xới một thành phố cổ tên là Nuzi, nằm phía bắc Lưởng Hà, nay thuộc xứ Iraq, tìm thấy hàng ngàn tấm bảng bằng đất nung ghi chép những phong tục xã hội vào thời kỳ mà Kinh Thánh ghi chép về Áp-ra-ham sống tức là hai ngàn năm trước công nguyên. Một trong những phong tục mà chúng ta tìm thấy từ các tấm bảng đất nung là nếu vợ chồng không con có thể lập một tôi tớ làm con nuôi để nối nghiệp. Điều này thật chính xác với những gì Áp-ra-ham định làm trong Sáng-thế Ký 15. Tôi có thể kết luận tại đây rằng càng đào sâu càng chứng minh Kinh Thánh  chắc chắn là sự thật.

Những tấm bảng đất đó còn cho biết nếu vợ chồng sau này có con, thì người tớ con nuôi đó lập tức mất quyền kế nghiệp và trao lại cho đứa con ruột của họ. Vì thế chúng ta thấy Đức Chúa Trời cho biết Ê-li-e-se sẽ không làm kẻ kế nghiệp không phải Chúa không công bình với người tớ này nhưng vì phong tục của thời đó.  Kết luận thứ hai là càng đào, càng nghiên cứu, càng chứng minh rằng Kinh Thánh là sự thật không thể nào chối cãi được.

Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện Áp-ra-ham. Câu 5 và 6 viết tiếp: Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người.

Câu 6 này rất quan trọng. Chúng ta cần mổ xẻ phân tích thêm câu Kinh Thánh này.

“Áp-ram tin Đức Chúa Trời.” Vậy ông tin điều gì?  Áp ra ham tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời là họ sẽ có con và dòng dõi sẽ đông như sao trên trời. Đáp lại lòng tin đó, Ngài xem Áp-ham là người công bình.

Thưa quý anh chị em, những gì xảy ra thật đơn giản. Đức Chúa Trời xem Áp-ra-ham như là công bình chỉ vì ông ấy tin vào Đức Chúa Trời. Áp-ram không làm gì cả. Áp-ra-ham không xứng đáng được. Áp-ra-ham không có làm gì mà tôn giáo đòi hỏi như thờ phượng, cúng tế. Áp-ra-ham không làm báp têm, không cắt bì. Ông chẳng đi nhà thờ, chẳng dâng hiến hàng tuần, chẳng giữ Mười Điều Răn, không tình nguyện làm công tác mục vụ (dù lúc đó chưa có nhà thờ, chưa có Mười Điều Răn, dâng hiến hàng tuần… nhưng ý của tác giả đưa ra những chi tiết này mà người nghe quen thuộc để diễn tả rằng Áp-ra-ham không có những hành động nào cả). Vậy thì Áp-ra-ham đã làm gì? Áp-ra-ham tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời là sẽ ban con cho ông.

Sáng-thế Ký 15 câu 6 giúp chúng ta hiểu rõ ràng chính xác về ý nghĩa và sự vận hành của chương trình cứu chuộc mà Đức Chúa Trời dành cho loài người.

Tại sao tôi nói như vậy?

Hãy nghe Phao-lô giải thích cho chúng ta qua lá thư gởi cho Hội Thánh  Rô-ma, đoạn 4:1-3: “Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, theo xác thịt đã được ích gì? Thật thế nếu Áp-ra-ham đã được xưng công bình bởi việc làm, thì có cớ khoe mình; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy. Vì Kinh Thánh có dạy chi? Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người.

Chữ quan trọng là “được kể là.” Đức tin của ông được kể là công chính cho ông.

“He credited it to him as righteousness.” NIV
“He counted it to him for righteousness.” KJV

Tiếng Hy-lạp “logizomai” là chữ dùng trong giới tài chánh, ngân hàng hay trong kế toán. Nó nghĩa là gởi tiền vào trương mục ở nhà băng của một người.

Mỗi tháng, chúng ta nhận ngân phiếu, chúng ta điền vào phiếu gởi tiền ghi rõ số tài khoản của mình đem ngân phiếu và tờ gởi đến cô phát ngân viên ở ngân hàng mà mình đang dùng. Cô ta nhập vào tài khoản của chúng ta rồi đưa lại cho chúng ta cái biên nhận để chứng tỏ số tiền đó đã vào trong băng của mình và cô có thể dùng số ngân khoản đó.

Thật tốt nếu có người vô danh nào ai đó gởi lộn vào tài khỏng chi tiêu của tôi số tiền lớn là $10,000.00. Người đó đã “logizomai” vào băng của tôi. Dù cho tôi không giỏi tiếng Hy-lạp nhưng nếu điều này có thật thì chắc chắn tôi cũng hiểu chữ “Logizomai” nghĩa là gì rồi.

Hãy tưởng tượng mỗi người đều có một chỗ chứa tâm linh ở thiên đàng.

1. Ban đầu chỗ đó của mọi người là trống không – không công bình (Rô-ma 3:10 "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không").

2. Chúng ta không cách nào có thể tự gởi vào khoản đó được (Rô-ma 3:23 "Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời").

3. Hơn thế nữa, không những chúng ta không thể tự mình gởi đời sống tâm linh của mình mà chúng ta cũng không có gì ở trong đó.

Ê-sai 64:6 ghi: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi.”

Thật buồn, tôi và quý vị không có cái gì để gởi vào ngân hàng tâm linh của mình trên thiên đàng. Vì tôi lỗi của chúng ta, cơn giận của Đức Chúa Trời tách rời chúng ta với Ngài vì mọi người sẽ sống đời đời trong hỏa ngục.

Nhưng tin tốt lành đến là Chúa Jesus đã xuống thế gian, Đức Chúa Trời ban cho loài người, cho tôi và cho chúng ta một lời hứa.  Không phải lời hứa cho một đứa con trai mà lời hứa về sự cứu rỗi như có chép rằng "Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu" (Rô-ma 10:13).

Hãy nghe lời Chúa hứa: Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó (Giăng 3:36).

Hãy nghe lời Chúa hứa một lần nữa trong Công vụ 16:31: Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi.

Khi chúng ta tin vào lời hứa của Chúa về sự cứu rỗi - giống như Áp-ra-ham tin vào lời hứa về đứa con, Đức Chúa Trời sẽ xem và kể chúng ta là người công bình như Đức Chúa Trời đã đối xử với Áp-ra ham trong Sáng-thế Ký 15:6.

Có hai điều cần nói rõ:

1. Được xem là công bình không có nghĩa là chúng ta thật sự công bình. Không phải như vậy, chúng ta vẫn còn phạm tội nhưng Đức Chúa Trời đã cho vào tài khoản ngân hàng của chúng ta trên thiên đàng sự công bình của Ngài.

2. Đức Chúa Trời công bố như vậy, tất cả những phán xét của Ngài chống lại chúng ta đều được thanh toán trọn vẹn.  Chúa thấy chúng ta đang đứng trước mặt Ngài với chiếc áo công bình của Đấng Christ. Điều này có nghĩa là ngày tôi quỳ gối cầu nguyện tin nhận Chúa, thú nhận mình có tội, ăn năn và xin Chúa tha tội, ngày hôm đó Đức Chúa Trời ra lệnh cho thiên sứ mang quyển số lớn lật đến trang có chữ T viết tên tôi Trần Nhựt Thăng, sinh ngày 18 tháng 2, 1941 tại Cần thơ, Viêt nam, Năm …Chúa thấy tài khoản của tôi trống không. Ngài bèn lấy một miếng nhãn hiệu có in sẵn hai chữ CÔNG BÌNH dán vào ngay hàng chữ đề tên tôi. Chồng lên trên che con số không của tôi.

Có hai hệ quả với nhãn hiệu này:

Trước hết, ngoài trừ chính Đức Chúa Trời gỡ cái nhãn hiệu Công Chính này, cái nhãn hiệu sẽ đời đời sẽ dính vào account của tôi. Nó được dùng super glue, không ai có thể tháo gỡ nó được. Tội lỗi của tôi, thất bại của tôi, sự ngu dại của tôi, ngay cả kẻ ác, Sa-tan cũng không thể lột tháo mãnh giấy có hai chữ công bình do Đức Chúa Trời dán vào ngân khoản tâm linh của tôi.

Cảm tạ Đức Chúa Trời. Khi quý vị tin Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế, là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, là Đấng đã hy hinh trên cây thập tự để chết thay cho tội lỗi của mình, Ngài cũng sẽ làm như vậy ngay trên tên của quý vị trong quyển Sách Sự Sống.

Thứ hai, vì tài khoản tâm linh với tên của chúng ta có hai chữ CÔNG BÌNH, mọi sự phán xét chống lại tội lỗi của chúng ta sẽ không còn hiệu lực nữa.  Tội lỗi của chúng ta đã được trả đầy đủ. Chúng ta được phục hòa với Đức Chúa Trời. Ngài là Cha của chúng ta và chúng ta là con của Chúa.

Đó là cách mà chương trình cứu chuộc của Chúa Jesus sẽ vận hành.

Có hai câu hỏi quan trọng phải giải quyết:

Câu Hỏi Thứ Nhất: Ai là người hứa sẽ ban cho điều gọi là “sẽ xem như là người công bình?”

Sáng-thế Ký 15, Rô-ma 4 cho biết chính Đức Chúa Trời ban cho sự công bình, chính Ngài công bố đó là người công bình. Ngài không bảo chúng ta hãy đến đó lấy nhãn hiệu mà tự dán vào tài khoản tâm linh của tên mình trong Sách Sự Sống. Không, mọi việc làm của chúng ta đều là rơm rác.

Vậy mà buồn thay, có nhiều tín nhân của Chúa cứ nghĩ rằng tài khoản tâm linh của mình vẫn trống không hay lo sợ ngày nào đó tài khoản đó của mình sẽ chẳng có gì cả. Tức là lo rằng ngày nào đó nhãn mác CÔNG BÌNH tự rớt ra vì tội lỗi của mình. Đức Chúa Trời phán rằng: không phải như vậy đâu.

Tôi cho quý vị biết ngày mà tôi nhận biết tài khoản tâm linh của mình trống không, chính là ngày mà Đức Chúa Trời dán hai chữ CÔNG BÌNH vào đó.

Đó là năm 1958 là năm tôi cầu nguyện, xưng tội ăn năn và tin Chúa. Và 65 năm nay hai chữ đó vẫn còn dính chặt vào tên tôi trong Sách Sự Sống trên Thiên đàng. Vì đó là việc Đức Chúa Trời làm. Vì Ngài đã xem tôi như là công bình. Tôi chỉ biết cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời.

 

Câu Hỏi Thứ Hai: Bây giờ câu hỏi cuối cùng của ngày hôm nay là tại sao Đức Chúa Trời làm điều đó cho tôi?

Tôi chỉ biết dùng Kinh Thánh để trả lời. Bởi vì Ngài yêu tôi. Bởi vì Ngài lo cho tôi. Đó cũng là điều mà Chúa hứa cho bạn, cho quý vị. Thi-thiên 40:17 cho biết "Còn tôi là khốn cùng và thiếu thốn; dầu vậy, Chúa tưởng đến tôi. Chúa là sự tiếp trợ tôi, và là Đấng giải cứu tôi. Đức Chúa Trời tôi ôi! xin chớ trì hoãn."

1. Đức Chúa Trời là Chúa của vũ trụ bao la vô bờ bến, với hàng tỷ thiên hà, và trái đất nhỏ bé này với tám tỷ người, Ngài “vẫn tưởng đến tôi” vẫn lo lắng cho tôi, chăm sóc tôi. Tôi không biết tại sao Chúa làm như vậy nhưng với bao nhiêu lần vật đổi sao dời, tôi nghiệm thấy Chúa đã làm như vậy cho tôi. 

2. Hoàn cảnh dù đen tối, cuộc tranh đấu sống còn lúc nào cũng gay go, chông gai, khó khăn vẫn chồng chất nhưng tôi bất cần, không chút lo lắng vì “Chúa là sự tiếp trợ tôi, và là Đấng giải cứu tôi.” Hãy nghe Phao-lô nói về đức tin của Áp-ra-ham trong Rô-ma 4: 19- 25 

"Người thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần đầy trăm tuổi, và thấy Sa-ra không thể sanh đẻ được nữa, song đức tin chẳng kém. Người chẳng có lưỡng lự hoặc hồ nghi về lời hứa Đức Chúa Trời, nhưng càng mạnh mẽ trong đức tin, và ngợi khen Đức Chúa Trời, vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được. Cho nên đức tin của người được kể cho là công bình. Vả, ấy chẳng phải chỉ vì một mình người mà có chép rằng đức tin người đã được kể cho là công bình, nhưng cũng vì chúng ta nữa, đức tin sẽ được kể là công bình cho chúng ta, là kẻ tin Đấng đã làm cho Đức Chúa Jesus, Chúa chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết, Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta."
Phao-lô là một giáo sư thần học vĩ đại. Ông đang nói về “đức tin."  Đức tin là một ý tưởng trừu tượng. Trí óc con người thường khó để hiểu. Cách duy nhất giúp người bình thường hiểu là biến một ý tưởng trừu tượng thành hành động. Ông nói: “Nếu quý vị muốn hiểu đức tin là gì thì hãy nhìn Áp-ra-ham.”
Mọi người Do-thái lúc bấy giờ đều biết Áp-ra-ham vì ông là cha đẻ của dân tộc. Câu chuyện Áp ra-ham hoàn toàn tin cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời chắc chắn người Do-thái đều biết. Bởi đức tin đó Đức Chúa Trời kể Áp-ra-ham là người công bình.

Tại đây chúng ta thấy nguồn gốc của sự phân biệt giữa các tôn giáo khác với Cơ-đốc giáo. Các tôn giáo khác cho rằng con người phải làm cái gì đó để có được đặc ân của Thượng đế, còn nền tảng của Cơ-đốc giáo là tất cả điều mà con người có thể làm là tin cậy lời hứa của Chúa và đặt mọi sự trên đức tin rằng những lời hứa của Chúa là thật.

Thưa quý anh chị em,

Thật là một khám phá vô cùng vĩ đại trong cuộc sống của Cơ-đốc nhân khi biết chúng ta không cần phải tự đày đọa trong cuộc chiến để đi tìm tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ đón nhận với lòng tin trọn vẹn nơi tình yêu của Chúa. Sau kinh nghiệm này, bất cứ người nào cũng có bổn phận phải sống xứng đáng với tình yêu đó. 

Cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong anh chị em chúng ta có một đức tin vững vàng như Áp-ra-ham thì lo gì ước mong của chúng mình không thành đạt được vì “Chúa là sự tiếp trợ tôi, và là Đấng giải cứu tôi.”

Bài 2 - SỰ CỨU RỖI - BẢO ĐẢM ĐỜI ĐỜI

Trong bài thứ nhất về chủ đề SỰ CỨU RỖI TRONG CHÚA JESUS CHRIST, trong phần đầu của bài này, chúng ta học qua sự vận hành của chương trình cứu chuộc của Chúa Jesus.

a.  Sự Vận Hành Chương Trình Cứu Rỗi Của Chúa Jesus

Những ai tin vào chương trình đó, tin vào vai trò của Chúa Jesus, tin vào sự chết của Ngài trên cây thập tự, tin ngài là Đấng Cứu Thế thì tức khắc được Đức Chúa Trời xem như là người công bình và cho phép người đó dù là tội nhân được về sống trên thiên đàng.

1. Chúng ta đã nghiên cứu qua câu Kinh văn Sáng-thế Ký 15:6, Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và vì thế mà Đức Chúa Trời xem ông ta là công bình. Chúng ta hiểu chữ Hy-lạp“Logizomai” có nghĩa đen là gởi một số tiền vào tài khoản ngân hàng của một người. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng để đáp lại lòng tin của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời gởi vào tài khoản tâm linh của ông Áp-ra-ham “SỰ CÔNG BÌNH."  Khi nghiên cứu Rô-ma 4:23, chúng ta biết rằng ân điển này không chỉ áp dụng cho Áp-ra-ham mà cho chúng ta nữa.

Đức Chúa Trời sẽ xem bất cứ ai là người công bình nếu người đó tin vào Chúa Jesus là Đấng mà Đức Chúa Trời làm cho sống lại từ cõi chết.

2. Chúng ta cũng học thêm rằng sự “xem là công bình” không có nghĩa là chúng ta thật sự là người công bình vì chúng ta vẫn còn phạm tội, nhưng đó chỉ là vì Đức Chúa Trời ban đặc ân công bình cho những ai tin vào Chúa Jesus. “Được xem là Công Bình” không do việc làm tốt của chúng ta; đó là một ân điển của Chúa. 

3. Chúng ta cũng biết thêm điều thứ ba là khi “được xem là công bình” thì tất cả tội lỗi của chúng ta đã được Chúa Jesus dùng huyết báu của Ngài đổ trên cây thập tự mà rửa sạch; tội lỗi được thanh toán trọn vẹn.

Hôm nay, chúng ta bắt đầu tìm hiểu những thắc mắc nảy sinh sau khi nghe bài chia sẻ thứ nhất.

Câu Hòi Thứ Nhất: Cơ-đốc Nhân Có Thể Mất Sự Cứu Rỗi Không?

Câu hỏi quan trọng nhất là Cơ-đốc nhân có thể nào mất sự cứu rỗi, mất tình trạng “được xem là công bình” không? Nghĩa là sự sống đời đời trên thiên đàng mà Chúa hứa có được bảo đảm không?

Mục sư Solomon (tại Hội Thánh megachurch McLean Bible Church, Virginia) có kể một câu chuyện về ông:
Tôi được đến biết Chúa trên đường Chapel Hill, N. Carolina qua nhà truyền giáo ngoài đường Bob Eckhart. Tôi được hướng dẫn cầu nguyện tin Chúa qua một phụ nữ gốc Phi châu tên là Coralee Goodman. Cô Coralee làm việc cho gia đình tôi và trong 21 năm bà đã cầu nguyện cho tôi. Theo tôi biết thì bà là người duy nhất cầu nguyện cho tôi được Chúa cứu tôi và cuối cùng tôi đến với Ngài.

Bốn năm sau, 1975, cô Coralee bi ung thư và nằm bệnh viện ở vùng Washington DC này. Tôi đến thăm bà. Tôi ngồi trên mé giường, nắm tay bà và trò chuyện. Tôi an ủi bà rằng rồi đây chúng ta sẽ gặp nhau trên thiên đàng. Và bà đã đáp lại. Tôi cứ tưởng rằng bà cũng đồng ý với tôi là sẽ gặp nhau trên thiên đàng. Nhưng bà đã làm tôi sửng sốt, ngạc nhiên vô cùng. Nghĩa là bà làm tôi chưng hửng. Bà là một tín đồ tốt, lúc nào cũng trung tín với Chúa, người đã liên tục cầu nguyện cho tôi tin Chúa, bây giờ bà đang nằm trên giường bệnh chờ chết, chờ ngày gặp Chúa vậy mà bà nói rằng bà không chắc sẽ về thiên đàng, không chắc có sự sống đời đời với Chúa, cũng không biết bà đã có sự bảo đảm cứu rỗi đời đời.

Thưa quý vị,

Đức Chúa Trời muốn các con dân Ngài sống trong lo lắng như vậy sao? Không, ngàn lần không! Khi là con dân Chúa, Chúa muốn chúng ta tuyệt đối, hoàn toàn, trọn vẹn, dứt khoát, toàn bộ, không lập lờ, chắc chắn, không nghi ngờ, không khả nghi, rõ rệt, không lay chuyển...Tôi muốn có chữ nào khác để thêm vào để bảo đảm rằng sự sống đời đời, sự cứu rỗi đời đời là tuyệt đối ban cho Cơ-đốc nhân thật sự.

Tôi và quý anh chị em có sự sống đời đời. Chắc chắn, không
ung lay. Kinh Thánh bảo đảm điều này. Mục sư Solomon kể tiếp: Hôm đó tôi có một dịp thật lạ lùng để ngồi bên bà Coralee trên mé giường của bệnh viện, dùng Kinh Thánh giải thích cho bà biết rằng chắc chắn ngay khi bà lìa thế gian này, bà sẽ vào thiên đàng trước sự hiện diện của Đấng Cứu Thế Jesus.

Hôm nay tôi cũng muốn được làm công việc đó với anh chị em để hiểu rõ ràng rằng sự cứu rỗi trong Chúa Jesus Christ là sự bảo đảm đời đời - Không thể mất, hay bị tước bỏ. Tôi bắt đầu trả lời câu hỏi “có mất sự cứu rỗi không” bằng tìm hiểu ý nghĩa của bốn chữ “BẢO ĐẢM ĐỜI ĐỜI” (Eternal Security).

Bốn chữ này thật ra không có trong Kinh Thánh. Nó là một kết luận tổng hợp rút ra từ chân lý thần học mà người ta tìm ra từ Kinh Thánh.

Chúng ta không thể mất sự cứu rỗi hay mất sự bảo đảm đời đời vì nó không xuất phát từ chúng ta hay từ việc làm của chúng ta. Nó là việc của Chúa Jesus đã làm trên cây thập tự và việc này không thể thay đổi được.

Câu Kinh văn này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn. Giăng 5:24 viết: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống." 

Này các bạn, cuộc sống đời đời không phải là điều mà chúng ta sẽ nhận khi chúng ta qua đời để về thiên đàng.  Sự sống đời đời là bắt đầu từ ngày bạn tin nhận Chúa nghĩa là bắt đầu trên thế gian này. Thiên đàng là nơi mà những người đã có sự sống đời đời khi còn ở tại thế gian này và rời khỏi nơi đây để đến đó.

Giăng 3:36: Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.

Giăng 6:47 Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời.

Tôi cũng muốn cho quý bạn biết rằng nếu bạn là Cơ-đốc nhân lâu năm, bạn sẽ không có thêm sự bảo đảm nhiều hơn khi bạn vừa cầu nguyện tin Chúa đâu.

Câu Hỏi Thứ Hai: Chúa Có Lấy Lại Ân Điển Ngài Đã Ban Cho Không? 

Đến đây bạn có thể chưa được thỏa mãn vì bạn đồng ý là bạn sẽ có sự sống đời đời nếu bạn tin Chúa nhưng vấn đề là Chúa có thể lấy lại ân điển đó hay không? Nói cách khác, Cơ-đốc nhân có thể mất sự sống đời đời do Chúa muốn chớ không phải do chính chúng ta làm mất?
Chúng ta lại phải dùng Kinh Thánh để trả lời. Rô-ma 8:1: Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ.

Kinh Thánh cho biết không có sự đoán phạt, không có sự phán xét của Đức Chúa Trời về tội lỗi của chúng ta khi chúng ta ở trong Chúa Jesus Christ. 

Có phải câu Kinh văn này cho rằng sẽ không có vấn đề gì nếu tôi bê bối, phạm tội? Tôi sẽ nói gì đây khi nó quá rõ ràng rồi? Tôi sẽ trả lời như thế nào khi Kinh Thánh ghi là không có sự đoán phạt cho kẻ nào ở trong Chúa Jesus. Chúa đã nói không đoán phạt tức là không đoán phạt. Cớ sao chúng ta lại thắc mắc?

Giăng 10:27-28 “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.

Chúa Jesus cho biết một khi chúng ta thành chiên của Chúa, chúng ta được cứu cho hết đời, tức là đời đời.

Nếu chúng ta đọc Giăng 5:24 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống."  Bây giờ tôi muốn giải thích thêm. Các động từ trong câu Kinh văn này dùng thì “perfect tense,” thì “hoàn thành.” 

“Thì hoàn thành” có nghĩa là một hành động của quá khứ đã hoàn thành. Do đó phải hiểu chính xác câu Kinh văn này như sau: "Tôi đã tin Chúa, Chúa đã ban cho tôi sự sống đời đời, Chúa đã cứu tôi và đã cho tôi một nơi trên thiên đàng. Tất cả các động tác đó đã hoàn thành.  Kết quả là người đó bước vào sự sống đời đời một cách tuyệt đối, không thể có sự quay trở lại. Không có thay đổi, hay đổi chiều."

Tôi muốn dịch lại câu Kinh văn này dưới perfect tense như sau: “Ai tin Ta thì được sự sống đời đời, người đó sẽ không bị đoán xét bởi vì (perfect tense) người đó đã bước qua sự chết mà đến sự sống đời đời."  Không có đi lui. Không số de. Thật cảm tạ Chúa. Phải không quý bạn? A-men.

b.  Sự Sống Đời Đời Được Bảo Đảm Là Một Giao Ước

Hê-bơ-rơ 10:16: Chúa phán: Nầy là giao ước ta lập với chúng nó. “Chúng nó” tức là những người đi theo Chúa. “Lập giao ước - covenant” tức là lập bản văn "kết ước - contract" có tánh cách pháp lý. Vậy, giữa Đức Chúa Trời và tín nhân của Ngài kết ước điều gì?

Tôi sẽ kể ra vài điều khoản kết ước như sau:

Điều khoản 1 – Hê-bơ-rơ 10:17: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa.

Điều khoản 2 – Lu-ca 1:2: Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng. Phi-líp 4:3: Cơ-lê-măn và các bạn khác đồng làm việc với tôi cũng vậy, có tên những người đó biên vào sách sự sống rồi.

Khải-huyền 21:27: ... chỉ có những kẻ đã biên tên trong sách sự sống của Chiên Con.

Điều khoản 3 – Rô-ma 8:1: Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ.

Điều khoản 4 –Mi-chê 7:19: Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, giập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển. 

Điều khoản 5 – 1 Cô-rinh-tô 6:19: Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh  Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?

Điều khoản 6 – Ga-la-ti 4:6: Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh  Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!

Điều khoản 7 – Rô-ma 8:35: Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng?

Sự chết, hay sự sống, thiên sứ hay kẻ ác, việc hiện tại hay điều sẽ đến, chiều cao hay chiều sâu đều không thể chia cách chúng ta với sự yêu thương của Chúa. Hơn nữa,

Điều khoản 8 – Ê-phê-sô 1:13: Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa.

Khi chúng ta tin nhận Chúa, chúng ta được ấn chứng bởi Thánh Linh. Đức Thánh linh chứng bằng lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời đưa Đức Thánh Linh để ấn chứng khiến cho bất cứ ai, thiên sứ, ma quỷ, tạo vật trong vũ trụ này đều biết chúng ta đã được đóng ấn của Ngài và biết chúng ta thuộc về Ngài.

Điều khoản 9 – Giăng 10:28: Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.

c.  Có Trường Hợp Nào Mất Bảo Đảm Về Sự Sống Đời Đời            Không?

Bây giờ hãy suy nghĩ xa hơn một chút. Nếu có điều gì có thể làm để mất sự sống đời đời, có thể làm Đức Chúa Trời giận dữ để Ngài lột bỏ nhãn hiệu (label) Công Bình đã dán vào tên của chúng ta trong sách sự sống hay là bằng cách nào đó, ma quỷ, Sa-tan có thể trộm cắp sự sống đời đời của chúng ta, thì sao đây?

Thưa quý bạn,

Chúa Jesus không hề nói như vậy, không bao giờ Chúa Jesus phán như thế. Nhưng chính Chúa Jesus đã phán: “Ta ban cho sự sống đời đời, nó chẳng bao giờ mất và chẳng ai cướp nó khỏi Ta."  Điều đó có nghĩa là không ai, không có cái gì làm cho chúng ta mất ân điển mà Ngài đã ban cho chúng ta là sự sống đời đời.

Bây giờ chúng ta làm một phân tích ngược lại.  

Để mất ân điển Chúa ban cho là sự sống đời đời, những trường hợp này phải xảy ra.

Thứ nhất – Có kẻ nào có thể lẻn vào thiên đàng, tìm thấy quyển Sách Sự Sống của chiên con để bôi tên của chúng ta. Nghĩa là lén vào đó gỡ bỏ nhãn hiệu Công bình mà Đức Chúa Trời dán vào account của chúng ta.

Thứ hai – Có kẻ nào đó vào thiên đàng tìm và xé giấy tờ lập ước chúng ta là con nuôi và quyền thừa kế mà Chúa đã lập ra.

Thứ Ba – Có ai đó phải bôi xoá ấn chứng bằng Đức Thánh  linh và đẩy Ngài ra khỏi chúng ta.

Thứ Tư – Có ai đó có thể chia rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus Christ.

Thứ Năm – Có ai đó thuyết phục để Đức Chúa Trời nhớ lại tội lỗi của chúng ta và làm Ngài giận dữ trở lại. Nghĩa là làm Chúa thay đổi tính tình.

Thứ Sáu – Có người nào lặn xuống đáy biển mang lên những tội lỗi của chúng ta để trình bày với Đức Chúa Trời.

Thứ Bảy – Có kẻ nào đánh cắp khỏi tay Chúa Jesus những con chiên yêu quý của Ngài và biến chúng thành những con dê của kẻ ác.

Thứ Tám - Có kẻ thuyết phục được Đức Chúa Trời để Ngài viết lại câu Kinh văn Rô-ma 8:1 mà hiện nay Ngài đã cam kết rằng chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ. Chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ không viết sửa lại Kinh Thánh đâu. Và sau cùng,

Thứ Chín – Có kẻ nào biến Đức Chúa Trời toàn năng thành một người nói dối. Bởi vì chúng ta có một khế ước pháp lý hay một giao ước tâm linh với Chúa rằng Ngài hứa sẽ không bao giờ thay đổi.

d.  Chúng Ta Cần Sự Bảo Đảm Đời Đời

Thưa các bạn,

Chúng ta không làm gì hết để được cứu thì chúng ta dù có làm gì cũng không làm cho nó mất đi. Ân điển của Đức Chúa Trời do chính Ngài ban cho lúc đầu và đã ban cho rồi. Chúa không hề công bố là Chúa có thể sẽ lấy lại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Halelujah!

Thật tình mà nói, cá nhân tôi, tôi cần có một ân điển cứu rỗi như vậy, một sự cứu rỗi bảo đảm đời đời mà tôi không xứng đáng nhận lãnh.

Lý do ?

Bởi vì tôi biết, nếu Đức Chúa Trời ban cho tôi một loại cứu rỗi khác mà tôi có thể làm mất vì tôi đã bê bối nhiều lần trong 50 năm tôi đi với Ngài thì chắc chắn tôi không được cứu.

Tôi sinh ra là như vậy rồi và tôi nghĩ rằng quý bạn cũng không khác gì tôi. Chúng ta có khuynh hướng phạm tội, khuynh hướng làm điều không tốt, suy nghĩ đến những cái không tốt. Nếu Sa-tan có khả năng cám dỗ Adam và Êva phạm tội ăn trái cấm, thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng bị sa ngã, mất sự cứu rỗi vì đã phạm hay vướng vào tội lỗi như họ.

Tôi cần có một cách nào đó để lên thiên đàng mà tôi không thể làm đảo lộn hư hại được. Các bạn chắc cũng như tôi. Chúng ta cần có một phương cách nào để mình không thể tự hủy hoại mình.

Thật phước hạnh thay, Chúa Jesus yêu thương chúng ta, Ngài hiểu chúng ta quá rõ ràng để ban cho chúng ta một con đường, một phương cách, một chương trình về thiên đàng mà chúng ta không thể làm xáo trộn hay tự hủy hoại mình. Cảm tạ Chúa. Ngợi khen Ngài.

Tới đây chúng ta đều nắm chặt chân lý là Đức Chúa Trời đã xem chúng ta là công bình. Nếu chúng ta thật sự đến với Chúa Jesus, tin nhận Ngài là Chúa Cứu Thế của mình, chúng ta sẽ không bao giờ mất sự cứu rỗi.

e.  Chân Lý Này Giúp Ích Gì Cho Chúng Ta

Câu hỏi tiếp theo là: Khi biết chân lý này rồi thì cuộc sống của chúng ta có gì khác biệt hay thay đổi không?

Tôi thấy có hai kết quả rất quan trọng.

Kết quả số 1: Khi chúng ta tin chắc rằng sự cứu rỗi được bảo đảm đời đời, hậu quả đầu tiên là chúng ta không còn sợ chết. Trong 2 Cô-rinh-tô 5:8 có ghi: Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn.

Chúng ta không vào lò luyện tội, không bay lơ lửng trong không gian, chắc chắn khi chúng ta mở mắt ra, chúng ta thấy thiên đàng như Đức Chúa Trời đã hứa, không đoán phạt, xét đóan tội lỗi của những ai trong Chúa Jesus. Vì biết và tin vào đó, Cơ-đốc nhân không sợ chết.

Mẹ vợ tôi bị ung thư và đã qua đời mấy năm rồi. Lúc sắp chết bà rất yếu, bà rất khó khăn để xoay trở thân thể bà. Tôi không bao giờ quên lần cuối tôi và vợ tôi thăm bà. Bà cho gọi tất cả các con cùng dâu và rễ đến. Bà nói chuyện từng người một riêng rẽ. Không có hiện diện của người thứ ba. Với tôi, bà nói nhiều chuyện nhưng đến câu cuối cùng, tôi thấy bà cố nhấc cái đầu lên rồi như dùng hết sức lực còn lại để nói: “Mẹ sẽ gặp con ở thiên đàng” một cách thỏa lòng.

Các bạn đừng tưởng bà ấy nói như vậy là để bày tỏ ước mong của mình. Không, không phải vậy. Bà nói ra những gì bà tin chắc một cách thật thỏa lòng, mãn nguyện trong nụ cười. Đó là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho tất cả con dân Ngài. Vì vậy, các Cơ-đốc nhân có thể nhìn thẳng vào mặt Tử thần mà nói rằng: “Tôi chẳng sợ ông đâu.”

Kết quả số 2:  Khi chúng ta tin chắc rằng sự cứu rỗi đời đời được bảo đảm, hậu quả tiếp theo là chúng ta sống trong vui vẻ lạc quan, tràn đầy hy vọng và phước hạnh. Làm sao mà không vui khi biết chắc rằng sau này cuộc sống của mình sẽ là trên thiên đàng dù bây giờ hoàn cảnh ra sao, dù bây giờ đau yếu nghèo khó, bất hạnh, thất bại liên tục, người đời khinh chê, con cái bỏ bê. Chúng ta biết chắc rằng rồi đây, chỉ một thời gian ngắn thôi, chúng ta sẽ sống đời đời trên thiên đàng. 

Khải-huyền 21: 3-4 ghi rõ: Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng.  Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.

Thưa các bạn,

Khi đứa con bị bệnh nặng, bạn đang lo lắng thì bác sĩ cho biết có một loại thuốc trụ sinh trị hết bệnh cho cháu. Bạn vui mừng và lòng tràn ngập hy vọng.

Bạn có một ông sếp hắc ám luôn luôn gây khó khăn cho bạn. Bạn nghe tin ông sếp này sắp bị đổi đi nơi khác. Lòng bạn vui mừng và hy vọng người sếp mới sẽ tốt hơn.

Dù chưa biết chắc thuốc trụ sinh đó có hữu hiệu như thế nào, dù người sếp mới có tốt hơn ông sếp cũ không, nhưng bạn đã có sự vui mừng, hy vọng rồi. Đàng này, sự cứu rỗi đời đời được Chúa bảo đảm, tương lai là sống vĩnh viễn phước hạnh thì sự vui mừng, hy vọng của chúng ta là lớn dường nào.

Đó là một thay đổi lớn lao trong cuộc sống của một Cơ-đốc nhân khi họ được hướng dẫn cho biết sự bảo đảm này.

Tới đây tôi biết có vài người vẫn còn thắc mắc, muốn đặt câu hỏi như sau: Có những người theo Chúa mà cuộc sống hoàn toàn không giống như một Cơ-đốc nhân. Và Mục sư có nói rằng dù cuộc sống của họ như thế nào, những người đó cũng không mất phần ân điển mà Đức Chúa Trời hứa ban cho là sự cứu rỗi đời đời không thay đổi. Như vậy có đúng không?

Bởi vì tôi biết trong Kinh Thánh, Chúa Jesus cũng như Phao-lô đã nhiều lần cảnh cáo các Cơ-đốc nhân.

Ma-thi-ơ 24:13 ghi: Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. Hoặc Cô-lô-se 1:23: ... miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe.

Hê-bơ-rơ 3:12-14 ký thuật: Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng.  Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là "Ngày nay," hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng. Vì chúng ta đã được dự phần với Đấng Christ, miễn là giữ lòng tin ban đầu của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng.

Thắc mắc này, tôi sẽ trả lời rõ ràng vì nó rất quan trọng đối với một số người. Chúng ta không cần phải cố gắng hết sức mình để bảo vệ sự sống đời đời. Chúng ta không phải lo lắng một ngày nào đó có thể mất ân điển này. Không cần phải tập chạy bộ trên máy (Treadmill) để có đủ sức chạy theo Đức Chúa Trời.

Chúa đã hứa, Chúa đã làm, chúng ta đã có. Kết ước giữa chúng ta và Đức Chúa Trởi đã thi hành và đang, sẽ thi hành như vậy. Chúng ta được bảo đảm như sự bảo đảm trong mối tương quan với Ngài.
Hãy cùng nhau cầu nguyện: Lạy Chúa Jesus của con.  Con gặp nhiều tín hữu còn bị trói buộc về việc làm của mình với sự cứu rỗi mà Chúa đã ban cho họ. Họ còn lo lắng e ngại ngày nào đó sẽ mất đi vì tội lỗi của mình. Họ đánh mất sự tự do và mất sự vui mừng hy vọng mà Chúa muốn ban cho mọi con dân của Chúa. Chúa ơi! Con xin Chúa giúp họ nhận ra chân lý mà con cố gắng trình bày trong hai lần thờ phượng Chúa. Xin Chúa giúp họ hiểu rằng sự tương giao giữa Chúa và con dân Ngài luôn luôn được bảo đảm. Một chỗ trên thiên đàng dành cho họ là chắc chắn, Xin giúp chúng con thư thả, thưởng thức làm con của Chúa. Cha ơi! Xin ban hy vọng cho đời chúng con và khích lệ chúng con. Xin Chúa tăng cường sức lực cho chúng con trong những tuần lễ tới. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. A-men.

f.  Những Điều Cần Biết Về Sự Bảo Đảm Đời Đời

Điều 1. Chúng ta đã nghiên cứu ở phần nhất qua câu Kinh văn Sáng-thế Ký 15:6, Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và vì thế mà Đức Chúa Trời xem ông ta là công bình. Chúng ta cũng học thêm rằng sự “xem là công bình” không có nghĩa là chúng ta thật sự là người công bình vì chúng ta vẫn còn phạm tội nhưng đó chỉ là vì Đức Chúa Trời ban đặc ân công bình cho những ai tin vào Chúa Jesus. “Được xem là Công bình” không do việc làm tốt của chúng ta. Đó là một ân điển của Chúa. Chúng ta cũng biết thêm điều nữa là khi “được xem là công bình” thì tất cả tội lỗi của chúng ta đã được Chúa Jesus dùng huyết báu của Ngài đổ trên cây thập tự mà rửa sạch; tôị lỗi được thanh toán trọn vẹn.

Điều 2. Chúng ta không thể mất sự cứu rỗi hay mất sự bảo đảm đời đời vì nó không xuất phát từ chúng ta hay từ việc làm của chúng ta. Nó là việc của Chúa Jesus đã làm trên cây thập tự và việc này không thể thay đổi được. Trong phần này, tôi sẽ trả lời cho một số thắc mắc mà lần trước tôi có nêu ra như sau:  Có những người theo Chúa mà cuộc sống hoàn toàn không giống như một Cơ-đốc nhân, cuộc sống của họ có liên quan gì đến sự cứu rỗi đời đời không?

Theo tôi biết trong kinh Thánh , Chúa Jesus cũng như Phao-lô đã nhiều lần cảnh cáo các Cơ-đốc nhân. Ma-thi-ơ 24:13 ghi: Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. hoặc Cô-lô-se 1:23 viết: … miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe.

Tôi muốn nhắc lại một câu chuyện liên quan đến thắc mắc này về tác giả về một bản nhạc mà nhiều người biết đến; đó là bài hát PHƯỚC NGUYÊN TỪ TRỜI. Tác giả bài Thánh  ca quen thuộc này là Robert Robinson. (27 September 1735 – 9 June 1790).

Robinson lúc 14 tuổi, trở thành đầu xỏ của đám thiếu niên du đảng khét tiếng của thành phố Luân-đôn. Ngày 24.5.1752, Robinson dắt cả đám đàn em đến dự cuộc truyền giảng phục hưng, diễn giả là nhà truyền đạo trứ danh thời ấy là George Whitefield với ý định phá phách buổi truyền giáo này. Hôm đó, chàng thanh niên ương ngạnh này nghe vang vọng câu Kinh Thánh mà Whitefield giảng trong Ma-thi-ơ 3:7 rằng: Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã cảnh cáo các ngươi trốn khỏi cơn giận ngày sau?Vào ngày thứ tư 10.12.1755, hai năm bảy tháng sau khi bài giảng đó, Robinson đã phục hoà với Đức Chúa Trời và tìm thấy sự tha thứ tự do trọn vẹn qua huyết báu của Chúa Jesus Christ.

Năm 1758, Robinson (22 tuổi) viết ra lời tự thuật tâm linh qua bản nhạc Phước Nguyên Từ Trời với những dòng sau:

Phước nguyên từ trời xin chảy vào lòng
Bật lên khúc ca chúc ơn Ngài
Suối nhân từ hằng tuôn chảy ngập dòng
Giục tôi thoả vui hát một bài

Nhưng trong câu chót ta nghe dường như một lời tiên tri buồn thảm về cuộc sống của ông sau này:

Tự nghiệm tánh tôi ưa xa Thánh Phụ.
Thường hay cách ly Cha Từ Ái...

Mấy năm trước khi qua đời một lần nữa Robert Robinson lại buông mình vào tư dục, rượu chè. Ông sống trần tục, ô uế và xúc phạm Chúa. Ông bỏ Chúa. Một ngày nọ trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, có một thiếu phụ đang chăm chú đọc một quyển sách. Bà ngồi gần Robinson. Thình lình, bà ta quay sang hỏi ông: Ông biết tôi thích bài Thánh ca nào nhất trong tập này không? Robinson tìm cách chối khéo câu trả lời. Nhưng bà nọ đưa quyển sách cho ông và chỉ ngay bài Thánh ca: “Phước nguyên từ trời.” Rồi bà kể lể sự ưa thích của bà về bài Thánh  ca đó. Cuối cùng Robinson không thể im lặng hơn nữa, ông nói với bà ấy giọng đầy cảm xúc:

Thưa bà, chính kẻ khốn nạn nầy là tác giả bài Thánh ca đó. Và thưa bà, tôi bằng lòng đổi cái thế giới này để có lại được những phước hạnh hồi đó.

Robert Robinson qua đời ngày 9.7.1790 lúc 55 tuổi trong hối hận dày dò và xa cách Chúa.

Thưa quý anh chị em,

Ông Robinson có mất sự cứu rỗi không? Ông có đánh mất ân điển quý báu này không?

Còn những Cơ-đốc nhân có đời sống hoàn toàn theo thế gian, không có những thay đổi để giống như một tín hữu cần có thì sao?

Một người là Cơ-đốc nhân trước đây và bây giờ quay lưng lại Chúa, bỏ Chúa thì sao?

Sự cứu rỗi được bảo đảm đời đời có tiếp tục áp dụng cho những người này không?

Câu Hỏi Thứ Nhất: Một Cơ-đốc nhân mà đời sống không như giống Cơ-đốc nhân, có mất sự cứu rỗi bảo đảm đời đời không?

Kinh Thánh rõ ràng cho biết việc làm tốt lành hay xấu xa của con người, trước hay sau khi tin nhận Chúa không có ảnh hưởng gì với sự cứu rỗi. Rô-ma 3:20 ghi: ... vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.

Và các câu Kinh văn kế tiếp làm sáng tỏ câu hỏi này “sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jesus Christ, cho mọi người nào tin, chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jesus Christ.

Thưa các bạn,

Điểm chủ yếu là chúng ta nhận sự cứu rỗi không qua việc làm tốt, hoặc do đời sống phúc đức thì chúng ta cũng không mất sự cứu rỗi vì việc làm xấu hay thiếu phúc đức của mình. Sự cứu rỗi là ân điển của Chúa mà chúng ta không xứng đáng nhận lãnh. Tư tưởng cho rằng chúng ta nhận sự cứu rỗi bằng đức tin trong Chúa Jesus, nhưng chúng ta phải bảo tồn, giữ gìn duy trì sự cứu rỗi đó bằng việc làm tốt và bằng sinh hoạt tôn giáo không phải là mới lạ hay mới có trong thời đại chúng ta. Nó đã xuất hiện rất sớm từ thời Tân Ước...

Đó là vấn nạn của Hội Thánh Ga-la-ti. Phao lô viết và giảng giải cho họ. Ông viết: Hởi người Ga-la-ti ngu muội kia, tôi chỉ hỏi anh em một câu nầy: Anh em cậy việc làm theo luật pháp, cậy việc làm tốt lành, cậy công tác tôn giáo lễ nghi hay bởi tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời mà nhận lãnh sự cứu rỗi đời đời?  Dĩ nhiên là bằng đức tin.

Rồi Phao-lô hỏi tiếp: Đã khởi đầu bằng Thánh  Linh, sao bây giờ lại nhờ xác thịt làm cho trọn?  Phao-lô biết là họ đã sai. Chúng ta không có sự cứu rỗi bằng việc làm thiện hay bằng sự thờ phượng trong nghi lễ tôn giáo, bằng những việc làm của xác thịt thì chúng ta cũng không thể duy trì ân điển cứu rỗi đó bằng những cách thức như thế đó được. Chúa cứu chúng ta bởi ân điển của Ngài thì Ngài cũng giữ gìn chúng ta trong sự cứu rỗi đó bằng ân điển của Ngài. Chắc chắn đời sống của Cơ-đốc nhân không thể hoàn hảo để có thể giữ sự cứu rỗi ban cho không.

Nhưng quý anh em có thể cho tôi biết đời sống của Cơ-đốc nhân sẽ như thế nào để xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời? Đừng lấy tôi làm thí dụ. Không phải tôi đâu. Chắc chắn như vậy. Còn quý vị? Chắc cũng không phải quý vị chớ gì!

Bạn có hút thuốc, say sưa rượu chè? Bạn có nhìn một thiếu nữ mà động lòng. Bạn có ý nghĩ hay lời nói không tốt về ai không? Bạn có nói dối bao giờ không? Bạn có chạy quá tốc độ không. Bánh xe bạn vẫn lăn ngay bảng Stop vì vắng người không? Khi vào trong thương xá, bạn có thèm muốn cái ví hay đôi giày quá đẹp không? Nếu chỉ có những tín đồ của Chúa được vào thiên đàng là những Cơ-đốc nhân có đời sống mẫu mực như Kinh Thánh đề ra thì thiên đàng sẽ trống không. Không có ai đủ tiêu chuẩn để vào thiên đàng.

Lý do có nhiều người sống trên thiên đàng vì, 2 Ti-mô-thê 2:13 viết:  ...chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín. Tạ ơn Chúa vì Chúa lúc nào cũng giữ chữ TÍN. Còn chúng ta thì không luôn luôn như vậy. A-men. 

Câu Hỏi Thứ Hai: Khi tôi tin Chúa rồi, tôi được xem là công bình rồi, thì tôi được quyền sống bê bối, không cần giữ gìn như Kinh Thánh dạy dỗ phải không? Hỏi cách khác: Nếu tôi được ban cho sự cứu rỗi đời đời thì đời sống của tôi dù tội lỗi, bê bối như thế nào cũng không thành vấn đề phải không?

Không. Ngàn lần không. Tôi không hề nói như vậy.

Kinh Thánh không hề viết như vậy.

Kinh Thánh cho biết cuộc sống của chúng ta tuy không liên hệ tới việc chúng ta được lên thiên đàng hay không nhưng nếp sống của chúng ta, việc làm của chúng ta trên thế gian này có liên hệ đến việc chúng ta tiếp nhận khi vào thiên đàng.  Hãy xem 1 Cô-rinh-tô 3:11 ghi lại: ... chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jesus Christ. Câu kế tiếp cho biết nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ trình ra trong lửa. Công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình.  Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.

Tôi xin lập lại nếu công việc của người đó bị tiêu hủy hết, nghĩa là không có một chút giá trị nào hết thì người đó vẫn được cứu. Bây giờ có bạn sẽ nói với tôi rằng, tôi không cần phần thưởng trên thiên đàng thì tôi có thể sống theo ý tôi muốn, sống tự do, có bằng (license) để phạm tội, không cần phải vâng lời Chúa dạy bảo phải không?

Bạn đã đi quá xa và quá nhanh rồi. Đây là một vấn đề phải giải quyết thật rõ ràng. Lần trước tôi có nói về kết ước lập ra giữa Chúa và con dân Ngài trong đó có một điều: Ngài sẽ đặt Thánh  linh vào lòng mỗi người. Đức Thánh  Linh sẽ ngự trong chúng ta. Ngài sẽ làm gì? Ngài làm nhiều việc lắm nhưng một trong những điều mà Đức Thánh Linh làm là sẽ cáo trách chúng ta mỗi khi chúng ta làm sai.

Giăng 16:8 ký thuật: Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.

Tôi có một thí dụ: Hãy nghe ông Đa-vít làm chứng. Sau khi ông ta phạm tôi cùng với bà Bêt-sê-ba. Ông cho biết: Chúa ơi! xin chớ nổi thạnh nộ mà quở trách tôi, cũng đừng nóng giận mà sửa phạt tôi, vì các mũi tên Chúa gắm mình tôi, và tay Chúa đè nặng trên tôi. Bởi cơn giận Chúa, thịt tôi chẳng nơi nào lành; tại cớ tội lỗi tôi, xương cốt tôi chẳng được an nghỉ. Vì sự gian ác tôi vượt qua đầu tôi; nó nặng quá cho tôi, khác nào một gánh nặng. Tại cớ khờ dại tôi, các vết thương tôi thối tha và chảy  (Thi-thiên 38:1-5).

Điều gì xảy ra cho Đa-vít? Đức Thánh  Linh đang cáo buộc ông về tội lỗi mà ông vấp phạm. Để rồi cuối cùng Đa-vít ăn năn. Trong câu18 cho biết: tôi sẽ xưng gian ác tôi ra, tôi buồn rầu vì tội lỗi tôi. Đó là công việc của Chúa Thánh Linh khi Ngài ở trong lòng anh em -- trong lòng chúng ta.

Trước khi tôi giao cuộc sống của tôi cho Chúa, tôi dễ dàng nói dối, dễ dàng lừa gạt người khác, ăn cắp cũng như rủa sả người khác, hách dịch người khác, ham muốn đàn bà, không quan tâm người khác. Tôi phạm tất cả mọi thứ tội lỗi không chút đắn đo, không chút vương vấn trong lòng. Rồi tôi tin Chúa, cuộc sống cũ vẫn không thay đổi nhưng mỗi lần tôi nói không đúng sự thật, tôi cảm thấy không tốt, không thể tự bào chữa. Tôi thấy khó chịu trong lòng. Đó là công việc của Thánh  Linh trong tôi hành động. Bây giờ thì chắc chắn là không thể nói dối được nữa rồi.

Hãy nghe thật kỹ. Nếu có ai đó nói với bạn rằng với sự bảo đảm đời đời về ơn cứu rỗi, bạn được phép tiếp tục phạm tội, tôi quả quyết với bạn rằng người đó chưa bao giờ có kinh nghiệm hay chưa từng đối diện trước sự cáo trách của Chúa Thánh  Linh. Nếu họ từng trải qua thì chắc chắn họ sẽ không nói như vậy. 

Không phải chỉ vì phần thưởng mà bạn sống vâng theo lời Chúa, bạn thử sống theo ý mình, theo điều mình muốn, để rồi sống trái với ý Chúa, bạn sẽ thấy điều gì xảy ra trong đời sống của bạn. Hãy in Thi-thiên 38 và dán nó nơi văn phòng bạn để nhắc nhở bạn về kinh nghiệm của Đa-vít.

Nếu ai còn thắc mắc về vấn đề này, xin mời mua và đọc quyển “Grace Awakening” của Chuck Swindoll.

Câu Hỏi Thứ  Ba: Một người cho mình là Cơ-đốc nhân, đi nhà thờ, sinh hoạt và làm những việc của Hội Thánh  nhưng rồi họ mất dạng, xây mặt khỏi Chúa không bao giờ trở lại. Người đó có mất sự cứu rỗi không?

Nếu người đó thật sự tin Chúa, ngay cả sau này họ xa cách Hội Thánh  giống như người mà bạn vừa nói, Kinh Thánh đã nói rõ họ vẫn được về sống ở thiên đàng. Tại sao?  Trong thư II Ti-mô-thê 2:13 cho biết con người vốn là không trung tín nhưng Chúa luôn luôn thành tín.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân là mỗi trường hợp cá biệt. Chúng ta không có câu kết luận tổng quát. Nhưng hầu hết những trường hợp như bạn vừa kể, tôi tin tưởng rằng những người như vậy, thật sự họ chưa hề tin Chúa, chưa hề được cứu, mà cũng chưa hề tái sanh bao giờ.

Chúa Jesus có nói về trường hợp này trong Ma-thi-ơ chương 21. Chúa đưa ra một ẩn dụ về cây vả có rất nhiều lá nhưng không có trái để nói đến tình trạng tâm linh của loại người này. Họ đi thờ phượng, hát tôn vinh, ca ngợi Chúa, nói điều Chúa dạy. Họ có rất nhiều lá. Nhưng họ không có trái, không có tương quan với Chúa Cứu Thế.

Thật đáng tiếc là chúng ta có nhiều người sống như vậy. Có rất nhiều lá mà không có trái. Họ không có Chúa. Họ thật sự chưa tin Chúa. Họ bỏ Hội Thánh, bỏ sự thờ phượng, không có đức tin trong Chúa Jesus. Họ không mất sự cứu rỗi vì họ chưa bao giờ có nó.

Chúa Jesus đã nói như vậy trong Ma-thi-ơ 13 về bốn loại hạt giống được gieo ra. Có loại người nghe đạo thì vui mừng nhưng trong lòng không có rễ, nên hạt giống của đức tin bị khô héo và chết. Người này khi bỏ Chúa, xa lánh Chúa không mất sự cứu rỗi vì người đó không có sự cứu rỗi.

Sứ đồ Giăng xác nhận trong I Giăng 2:19 như sau: Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy.

Câu Hỏi Thứ  Tư: Trường hợp của Richard Robinson -tác giả bản Thánh  ca PHƯỚC NGUYÊN TỪ TRỜI thì sao?

Nếu tôi một ngày nào đó thức dậy, nhớ đến những bê bối, phạm tội với Chúa và cảm thấy không còn được sự yêu thương của Chúa, cảm thấy không còn sự bảo đảm đời đời nữa. Người này có có được vào thiên đàng không? 

Richard Robinson qua đời trong hối hận dày dò vì xa cách Chúa. Rất tiếc là trong xã hội bây giờ, chúng ta được dạy dỗ, được huấn luyện, hay bị ảnh hưởng chung quanh nên đã sống và quyết định theo cảm tính.

Chồng cảm thấy không còn yêu vợ mình, bèn ly dị, không quan tâm đến tình nghĩa bao năm chung sống. Nhân viên cảm thấy khó chịu với ông sếp quyết định nghỉ việc, tìm việc mới. Thế giới tư bản tẩy não con người để chúng ta tin vào cảm tính là động lực kéo con tàu.  Nhưng thế giới quan của Kinh Thánh hoàn toàn trái ngược. Động lực đẩy con tàu là lời Chúa, là lời hứa của Đức Chúa Trời.

Khi nào quý vị có cảm giác đánh mất sự cứu rỗi đời đời, hãy nhớ đến Giăng 3:16, nhớ đến Rô-ma 8:1, Giăng 5:24. Giăng 10:28 chúng ta là những con chiên có sự sống đời đời.

Sự cứu rỗi lần nữa không tùy sự cảm tính của mình. Nó căn cứ trên lời hứa không thay đổi của Chúa, trên lời công bố dứt khoát của Đức Chúa Trời, nó vẫn y nguyên dù chúng ta có cảm giác như thế nào.

Khi chúng ta đối diện với khó khăn, cô đơn, Chúa bảo chúng ta đừng hành động theo cảm tính. Đừng tin vào giác quan thứ sáu, bởi vì chúng ta không cô đơn.

Chúa hứa, Hê-bơ-rơ 13:5 “Ta không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con!”

Chúa hứa trong Giê-rê-mi 29:11 "Ta có kế hoạch cho các người, chương trình bình an, không tại họa cho các người hy vọng trong lúc cuối cùng của mình."

Chúa cũng hứa trong Ê-sai 30:21 "...các ngươi sẽ nghe tiếng nói từ phía sau: 'Đây là con đường, hãy đi theo' khi các ngươi rẽ sang bên phải hay bên trái."

Nếu chúng ta nhìn vào thế giới quanh ta, chúng ta cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng Chúa bảo chúng ta đừng hành động theo cảm tính của mình mà theo lời của Chúa. Tìm hiểu Lời Chúa và chúng ta sẽ được khích lệ bởi Lời Ngài.

“Chúng ta giữ hy vọng nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt" (Hê-bơ-rơ 6:19).

Có một tín hữu vào văn phòng tôi. Vợ anh ấy vừa chết vì ung thư. Anh ta nói mấy ngày qua tôi có cảm giác như Chúa không có ở đây, tôi cảm giác như Chúa chẳng quan tâm đến con cái Ngài, Tôi có lúc cảm giác như Chúa không thực sự hiện hữu. Làm sao Mục sư biết được cái cảm giác cô đơn lẽ loi của chúng tôi.  Tôi nghĩ anh ta có nhận xét đó vì nghĩ rằng Mục sư không bao giờ có cảm giác như vậy. Và tôi nói với anh ta rằng khi đứa con gái tôi ngã xuống đất bất tĩnh, và ngưng thở, tôi phải làm CPR trong khi chờ xe cứu thương đến và khi chúng tôi lái xe chạy theo sau xe cứu thương vào lúc 2 giờ sáng, đến phòng cấp cứu và khi tôi ngồi chờ trên ghế cạnh phòng ICU hàng giờ để chờ tin của cháu, tôi nói tôi cũng có những ý nghỉ, cảm giác như anh ta vậy. Chúa ở đâu? Chúa có nghe lời cầu nguyện của tôi không? Sao Chúa không làm gì cả? Tôi có cảm giác như anh và tôi biết anh đang suy nghĩ gì.

Tôi nói với anh ta rằng: quyết định của chúng ta không thể căn cứ vào cảm giác của mình mà phải dựa vào lời Chúa. Vì vậy, khi chúng ta cảm thấy cô đơn, thật ra chúng ta không cô đơn bởi vì Chúa nói chúng ta không cô đơn. Có khi chúng ta cảm thấy như bị trôi giạt nhưng thật ra không phải như vậy vì Chúa đã có kế hoạch tốt đẹp cho chúng ta và Ngài đang thực hiện nó.

Tóm lại:

1. Chúa không nói dối. Những gì Chúa hứa, Chúa sẽ trung tín            giữ nó (xem Dân-số Ký 23:19).
2. Hãy tin Chúa. Đừng tin vào cảm giác của mình, đừng tin vào         sự luận lý của mình nếu nó trái với điều Chúa đã nói
3. Đặt tất cả nặng nề của chúng ta vào lời hứa của Chúa.
Hãy để lời Chúa làm động cơ kéo con tàu của cuộc đời      mình.

Tóm lại: Tất cả Cơ-đốc nhân, không phân biêt chức vụ, địa vị, nếu thật sự tin nhận Chúa Jesus thì đuợc cứu rỗi và được bảo đảm đời đời:
- Nếu họ làm sai, họ sẽ bị Đức Thánh  linh cáo trách sửa trị sớm hay muộn
- Nếu họ làm sai, sống sai mà không bị cáo trách thì người đó chưa phải là chiên của Chúa vì Đức Thánh Linh không ngự trong họ.

Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã trò chuyện với chúng con hôm nay về những vấn nạn của cuộc sống. Chúa biết chúng con là những con người sống theo cảm tính của mình. Cảm tính đó trồi sụt và thay đổi khiến chúng con lúc nào cũng hoang mang, nghi ngờ và đức tin thiếu vững vàng. Chúa ơi! xin Chúa giúp chúng con xây cuộc đời chúng con trên nền tảng vững chắc của lời hứa của Đức Chúa Trời. Lạy Chúa Jesus, nhiều anh chị em của con phải sống tranh đấu vất vả và những cảm giác như những sợi dây buộc chặc các hy vọng.  Xin Chúa mở mắt chúng con để chúng con nhìn thấy lời Chúa bám chặt vào lời Chúa. Xin thay đổi nếp sống của chúng con.” A-men.