TẬP SAN TINH THẦN 1

LÃNH ĐẠO THUỘC LINH
THEO KHUÔN MẪU CỦA CHÚA JESUS

Mục Sư Nguyễn Vũ

Là người được Chúa giao phó trọng trách rao truyền Phúc âm trên nhiều cương vị khác nhau, chúng ta cần biết là nếu chỉ có tấm lòng yêu mến không thì chưa đủ, mà cần phải có khải tượng cũng như kỹ năng hay ân tứ cần thiết cho việc lãnh đạo theo nhu cầu của Hội Thánh. Trong việc dấn thân của chính mình, cách tốt nhất là noi gương lãnh đạo thuộc linh theo khuôn mẫu của Chúa Jesus. 

Khi chúng ta ý thức được sự quan trọng về Lời hứa của Chúa là Đấng Thành Tín cho tất cả mọi sự Ngài quan phòng. Có những người trong chúng ta có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng chúng ta học một điều không nên làm như cách của người Hy-lạp khi đi tìm sự khôn ngoan, họ thích thu thập chỗ này một chút, chỗ kia một ít rồi tìm cách xử dụng và thường thì họ thất bại. Riêng chúng ta hôm nay chúng ta không theo những lý thuyết xuông về thuật lãnh đạo, nhưng chúng ta cần tập trung vào sự dạy dỗ của Chúa mà áp dụng.

NHỮNG PHẨM CHẤT CAO QUÝ CẦN GÌN GIỮ

Để xác định trong tâm trí về những phẩm chất cần gìn giữ của người Lãnh Đạo Thuộc Linh, chúng ta cần tìm hiểu về người lãnh đạo là ai? Điều gì được tạo dựng trong một người được gọi là lãnh đạo? Hãy lưu ý rằng những câu trả lời của chúng ta phải có một sự liên hệ chặt chẽ giữa cá nhân với Chúa thì vấn đề lãnh đạo sẽ không dựa vào những gì mà người thế gian tạo ra ví dụ như sự thăng tiến dựa vào trí tuệ để củng cố địa vị, danh vọng và tiền tài, v.v...

Bài viết này chú trọng về vai trò Lãnh Đạo Thuộc Linh và tập trung vào Phong Cách Lãnh Đạo của Chúa như là một khuôn mẫu mà chúng ta xem như có tính cách đặc thù.

Trong phạm vi giới hạn của bài viết, tôi chỉ liệt kê ra SÁU phẩm chất có tính cách điển hình như sau:

1.  Phẩm Chất Đạo Đức

Chúng ta hiểu rằng Hội Thánh  gồm một nhóm người được Chúa chọn, biệt riêng nên Thánh ; do đó, chúng ta cần phải sống đạo đức. Chúng ta cần chủ động làm điều tốt cho người khác và đầy dẫy lòng thương xót khi có chuyện bất trắc xảy ra cho ai. Vì thế việc sống đạo đức là một ý niệm rất phong phú trong cuộc đời của người có Chúa. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cho Chúa Jesus Chirst để đẹp lòng Ngài. Chúng ta hết sức sống đạo đức dựa trên đức tin chớ không dựa trên cảm xúc để cảm nghiệm được Quyền Năng của Ngài. Chúng ta cần bày tỏ cho những người ngoài Chúa biết rằng Chúa Jesus yêu thương họ.

Trong thư Hê-bơ-rơ 12:2 có nhắc rằng: “Hãy nhìn xem Chúa Jesus” và vâng theo ý muốn của Chúa cũng như sống để làm vinh danh Ngài. Phải sống chính trực, sống đạo đức và phải biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều này được bày tỏ trong “Đấng Thánh  và Đấng Công bình” (Công Vụ 3:14). Chúng ta biết rằng Đạo Đức Cơ-Đốc rất khó gìn giữ giữa đời và đạo. Theo sách Cô-lô-se 3:1-6 là một phân đoạn rất hay tóm lược về các tiêu chuẩn Đạo Đức Cơ-Đốc như sau:

Vậy nếu anh em đã được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm kiếm những điều ở trên trời, nơi Đấng Christ ngồi bên phải Đức Chúa Trời. Hãy chú tâm vào những điều ở trên trời, đừng chú tâm đến những điều ở dưới đất, vì anh em đã chết, sự sống của mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. Khi nào Đấng Christ là sự sống của anh em hiện ra, lúc ấy anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong vinh quang. Vậy hãy giết chết những dục vọng trần tục như gian dâm, bất khiết, tình dục dâm đãng, ước muốn xấu xa và tham lam; vì tham lam là một hình thức thờ hình tượng; bởi những điều nầy, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên những con không vâng phục.

Tiếp theo trong Rô-ma 2:14-15 có nói rằng luật đạo đức hay lương tâm xuất phát từ Chúa. Điều này tôi tin rất đúng và nhờ đó chúng ta sẽ mong đợi tìm thấy chính xác những gì chúng ta đã quan sát, chúng ta mong đợi. Không có Chúa sẽ không có cơ sở khách quan cho đạo đức, không có sự sống và không có lý do để sống. Như vậy, đó là lập luận đạo đức cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Đến đây, bạn cần nhận diện ra rằng là lãnh đạo, bạn phải noi theo Kinh Thánh chỉ dạy về cách xử thế trong nhiều khía cạnh của đời sống đạo đức của mỗi người. Vậy, đối với biết bao tình huống khó xử trong cuộc sống, Cơ-đốc nhân cần phải làm thế nào?

Đây chính là lý do chúng ta cần có Đạo Đức Cơ Đốc. Chúng ta biết thêm Đạo Đức Cơ-Đốc khác Đạo Đức Thế Tục là những nguyên tắc ứng xử phải bắt đầu từ niềm tin nơi Chúa và Cơ-đốc nhân sống dựa trên nền tảng của niềm tin đó. Yếu tố sống đạo đức là yếu tố thứ nhất chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

2.  Phẩm Chất Gương Mẫu

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời kỳ tồi tệ nhất mà Hội Thánh  có thể bị ảnh hưởng rất xấu khiến cho mọi người sẽ mang tâm bệnh bất an. Vì thế, chúng ta phải cố gắng san bằng những bất trắc ngăn cản chúng ta về những nan đề chúng ta gặp hằng ngày. Mỗi người chúng ta phải đứng vững trên nền đá của Chúa và đó là sự thật tuyệt vời mà người thế gian không có!

Chúng ta biết không những Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi mà Ngài còn biến đổi đời sống của chúng ta để chúng ta trở Thánh  con cái sáng láng của Ngài cho dù chúng ta có hư nát thế nào đi chăng nữa, Chúa vẫn yêu chúng ta. Như thế chúng ta chỉ có thể gây nguồn cảm hứng cho người khác khi họ thấy chúng ta có đời sống gương mẫu. Vì lẽ đó chúng ta vẫn có thể lấy các nguyên tắc trong Kinh Thánh làm tiêu chuẩn sống trong những hoàn cảnh phức tạp. Cuộc đời vốn đầy sự cám dỗ, con người rất dễ bị sa ngã hay bị lôi cuốn chạy theo thú vui của trần thế.

Làm sao môt người lãnh đạo thuộc linh có được một đời sống đạo đức? Gương mẫu nào của người lãnh đạo thuộc linh gây ấn tượng mạnh mẽ cho người chung quanh không?
Là vai trò của người lãnh đạo thuộc linh, chúng ta luôn làm theo đúng Thánh  ý Chúa. Chúng ta cần nhạy bén và hy sinh cách làm việc của mình cho Hội Thánh , vậy thì chúng ta nên lãnh đạo tốt bằng cách cải thiện những khuyết điểm của mình. Nếu chúng ta muốn có đời sống gương mẫu, biết quản trị giỏi, trung tín trong công việc và trung thành với Chúa thì chắc chắn những người chung quanh sẽ tôn trọng chúng ta.

Khi đọc I Ti-mô-thê 5:17, Các trưởng lão khéo cai trị Hội Thánh  thì mình phải kính trọng bội phần, nhứt là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ. Chúng ta hiểu được rằng công khó của chúng ta sẽ được quý trọng là dường bao.

Mặc dù vai trò lãnh đạo của chúng ta không dẫn đến sự lệ thuộc, nhưng ai cũng muốn có sự kính trọng. Đây là một vài cách chúng ta cần làm:

Thứ nhất, trong mọi tình huống mỗi chúng ta phải am hiểu để tìm ra cho mình một lối lãnh đạo có tầm nhìn trong tương lai.

Thứ hai, bạn phải cương quyết sống đạo một cách hiệu quả. Hai việc này không phải là một việc dễ dàng, nếu không có sức Chúa hỗ trợ, chắc chắn chúng ta khó lòng phát triển cho chính mình và cho nhiều nhà lãnh đạo khác nữa. Maxwell cho biết:
Trong Kinh Thánh , chúng ta tìm khuôn mẫu lý tưởng cho một nhà dìu dắt để noi theo là Ðức Chúa Jesus, Thầy của mọi vị thầy. Sau đây là những gì Ngài đã làm: Ngài dạy và chỉ dẫn họ bằng lời. Ðức Chúa Jesus thường xuyên dạy dỗ, phần lớn bằng các ẩn dụ, và thảo luận hàng trăm vấn đề với các môn đồ Ngài. Khi các môn đồ muốn hỏi Ngài về ý nghĩa của một ẩn dụ nào đó, Ngài giải thích cho họ, bày tỏ cho họ biết những lẽ thật ẩn tàng bên trong. Dầu rằng việc dìu dắt của Ngài thực ra phong phú hơn những gì Ngài bày tỏ bằng lời, thế nhưng những hướng dẫn bằng lời của Ngài luôn luôn hết sức cặn kẽ. 1
Việc sống gương mẫu này cần phối hợp nhiều cách khác nhau để trở thành nhà lãnh đạo có tiềm năng thuyết phục hay truyền cảm hứng cho những người mình dắt dẫn, chúng ta cần phải được đào tạo. Yếu tố sống gương mẫu là yếu tố thứ hai chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

3.  Phẩm Chất Yêu Thương

Để giữ vững đức tin Cơ-Đốctrong sứ mạng lãnh đạo thì chúng ta phải có năng quyền của Chúa để có tấm lòng yêu thương. Bạn sẽ hỏi tôi yêu thương ai và yêu thương thế nào?

Kinh Thánh dạy: Tôi phải yêu thương mọi người như người láng giềng của mình, kể cả các kẻ thù. Tôi phải yêu thương (làm cho) họ với ý hướng khiến cho họ được tối đa lợi ích. Trước nhất phải yêu thương Thượng Đế, thứ đến là loài người (Ma-thi-ơ 22:37; I Giăng 4:20). Người ta chỉ mến mộ bạn khi bạn chân thật yêu thương họ ... người lãnh đạo thuộc linh nên giúp đỡ mọi người đang khi họ gặp khó khăn.

Chú ý lãnh đạo tránh đi nhầm đường, phải hiểu mục tiêu của bạn và bạn hành xử cách lãnh đạo và đội của bạn sẽ làm theo bằng cách đi liền theo mạng lệnh của Chúa Jesus: “Nếu các con yêu thương nhau, thì nhờ đó mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Ta” (Gi. 13:34-35).

Nếu chúng ta tạo được cảm hứng cho nhóm theo cách bạn sống có lòng yêu thương, làm việc siêng năng trong những cơ hội trình bày Phúc âm của Đấng Christ cho người hư mất. Bạn sẽ tìm kiếm người chưa tin qua môi miệng của bạn. Biến thành lời phát sinh tự nhiên từ tấm lòng để phản ảnh tình yêu thương và quan tâm đối với mọi người. 

Như chúng ta đã biết từ ngày Chúa Jesus trở về nhà Cha đến nay, có nhiều thế hệ đã và đang tiếp tục sứ mạng của Ngài cho tất cả các dân tộc qua việc học theo phong cách lãnh đạo phục vụ của Ngài bằng tình yêu thương. Là người lãnh đạo thuộc linh, chúng ta nên hiệp tác với nhau.

Trong quyển The Pleasure of God có nhận xét “Công tác truyền giáo của chúng ta phải giơ cao khẩu hiệu về Chúa phục sinh trước toàn thể thế giới, bởi vì đây là công tác của chính Ngài.” 2
Maxwell viết về việc phát triển lãnh đạo như sau:
Xin nhớ rằng việc phát triển lãnh đạo không phải là một “sự kiện” mà là một “tiến trình.” Chúng tôi không nghĩ rằng quí vị có thể sửa soạn để trở thành nhà lãnh đạo chỉ trong ngày một, ngày hai. Đó là lý do vì sao tập tài liệu này chỉ là một phần trong cuộc hành trình mà thôi. Các tài liệu phụ thêm sẽ được cung cấp theo định kỳ ba năm. Giáo trình này phản ánh quá trình 25 năm hướng dẫn và phát triển lãnh đạo của chúng tôi. Chúng tôi nài xin quí vị ngay bây giờ hãy làm một học viên của môn học về chức nghiệp lãnh đạo. Hãy trở thành một phần trong tiến trình nói trên. Hãy học môn học này. Hãy sống với môn học này. 3
Muốn sống với môn học này, tất cả chúng ta phải bắt đầu từ yêu thương. Yêu thương là sống như Chúa Jesus đã sống, nói như Chúa Jesus từng nói, phục vụ như Chúa Jesus từng phục vụ, và được thúc đẩy giục giã như Ngài từng được thúc đẩy giục giã để phục vụ Thượng Đế. Khi chúng ta yêu thương thì phải hành động theo như cách mà Chúa Jesus hành động.
Yêu thương mà không Thánh  khiết là nền móng cho sự phóng túng. Thánh  khiết không có tình yêu thương là lý luận của chủ nghĩa vô vọng. Người biết yêu thương được khiến trở thành đền thờ của Chúa, vì Ngài ngự vào lòng người ấy. Các mối liên hệ sâu nhiệm nhất với Thượng Đế chính là mối liên hệ do tình yêu thương. Yếu tố sống yêu thương là yếu tố thứ ba chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

4.  Phẩm Chất Tận Tụy

Nếu chúng ta không cải thiện đời sống của mình trở thành một đời sống tận tụy. chúng ta sẽ không thể làm đẹp lòng Chúa nếu bạn không làm việc theo cách chia sẻ của tôi. Chúng ta phải có một đời sống tận tụy thì chúng ta mới làm hài lòng Chúa và vượt trên tất cả những quyền lực đang kềm hãm thế giới này.

Khi Phao-lô kết thúc ở Rô-ma, nhưng sứ điệp của ông về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại vẫn được tận tụy rao báo. Một số người trong chúng ta dường như không thích tận tụy làm việc. Chúng ta hãy bắt tay vào việc! Vì Chúa không hề ban thưởng cho kẻ lười biếng hay lãnh đạm. Người lãnh đạo của Chúa cần phải biết cách luân phiên chia nhau làm việc, biết lo cấp dưỡng cho những người nghèo khó, già yếu hay tật.

Kết quả những công việc họ làm cho Chúa thật không kể xiết và rất đáng khâm phục. Để giữ vững đức tin Cơ Đốc, người lãnh đạo thuộc linh cần tận tuỵ với công việc Chúa. Chúng ta sống tận tuỵ, hết lòng chăm sóc Hội Thánh, chăm sóc người già yếu, chăm sóc thanh thiếu niên và trẻ thơ đồng thời kể cả những người góa bụa. Chúng ta nên bắt đầu phục hồi phần tâm linh sa sút của chúng ta và tận tuỵ học lời Chúa để giữ vững được đức tin khi phải đối đầu với các thế lực mờ tối. Những người lãnh đạo thuộc linh trung tín của Chúa thành công có lòng tận tuỵ làm việc với người đồng lao của mình trong sự hài hòa, hiệp nhất có chủ đích.

Vì công việc Ngài; vai trò của người đó được chính nhóm mà người đó khẳng định và trao thẩm quyền làm chứng trong việc rao giảng Tin Lành rất tận tụy. Mục vụ chăm sóc của Chúa đòi hỏi những người lãnh đạo thuộc linh phải chắc chắn về sự kêu gọi của mình là những người lãnh đạo cho công việc của Ngài và làm công việc với lòng tận tâm. “Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời…” (Rô-ma 1:1).

Ngày nay Hội Thánh chúng ta cần những người có lòng tận tụy, chứ không chỉ nhắm vào một người như mục sư quản nhiệm do Chúa đặt ra để lãnh đạo Hội Thánh. Đây là nhiệm vụ chung mà mỗi thành viên cần ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình. Đây là một phước hạnh cho những ai bằng lòng vác thập tự giá của mình theo Chúa. Khi chúng ta tận tụy làm chứng Chúa cho người hư mất. Hãy đọc lớn tiếng II Phi-e-rơ 3:9, "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn." Chúng ta sẽ thấy sự kiên nhẫn của Chúa là lý do kéo dài ngày tái lâm.

Lòng trung thành đối với nhóm nòng cốt trong Hội Thánh  là phẩm chất của chúng ta cần có một đời sống tận tụy để khởi đầu và phát triển một công việc kết quả. Các môn đồ khi truyền bá Phúc âm, họ bày tỏ mạnh mẽ mối quan tâm về chức vụ của các Sứ đồ dù cho những cuộc bắt bớ khốc liệt diễn ra nhiều hơn đã đưa những người tin Chúa đi đến nơi khác và khi đi đến đâu họ đều tận tụy giảng Lời Chúa đến đó “Vậy, những kẻ đă bị tan lạc đi từ nơi nầy đến nơi khác, truyền giảng đạo Tin Lành” (Công Vụ 8:4). Tính cách tận tuỵ của họ đã thu hút sự chú ý của mọi người. Yếu tố sống tận tụy là yếu tố thứ tư chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

5.  Phẩm Chất Tận Hiến

Khi chúng ta nương dựa nơi sức mạnh của Đức Chúa Trời và củng cố đức tin chân thật nơi Đấng Christ thì trên danh nghĩa của một người lãnh đạo hay là mục sư của bầy chiên, bạn cần có người giám sát và thúc đẩy công việc thuộc trách nhiệm của bạn không?

Chúng ta phải hiểu mục tiêu nào cũng phải có giới hạn thời gian, muốn mau có kết quả thì phải đòi hỏi có lòng tận hiến. Không có mục tiêu đội ngũ của bạn sẽ như thuyền không lái. Mục tiêu sẽ bảo đảm cho công việc của chúng ta đối với Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa trong chức vụ sẽ tạo ảnh hưởng rất sâu rộng cho người cộng sự rất nhiều. Là một Cơ-đốc nhân gương mẫu, chúng ta làm sao tạo được giá trị thật ý nghĩa cho Hội Thánh  khi Chúa giao trọng trách cho chúng ta lãnh đạo một nhóm nhỏ hay một mục vụ nào đó trong Hội Thánh , chúng ta cần dâng tiền rời rộng để hỗ trợ công việc của Hội Thánh  và những Mục Vụ Truyền Giáo, Cơ-đốc Giáo Dục, v.v...

Chúa Jesus là Đấng có giá trị mà toàn nhân loại ngưỡng vọng. Vậy giá trị của sự tận hiến không phải một ngày một bữa có thể có được. Bạn phải sống và phải làm một việc thiện gì đó để giúp những người túng thiếu ngặt nghèo. Đó là giá trị của cuộc sống. Làm như thế, chúng ta sẽ giúp hội Thánh  ấm áp hơn. Lòng tận hiến của chúng ta đối với Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa trong chức vụ, chúng ta sẽ tạo ảnh hưởng rất sâu rộng. Lòng tận hiến của chúng ta đối với Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa trong chức vụ của chính mình sẽ tạo ảnh hưởng rất ý nghĩa.

Nếu chúng ta ngồi đây trong hơn hai tiếng để học được cách tận hiến trong lúc tập hợp một đội ngũ lãnh đạo không phải là dễ. Như vậy bất cứ một Cơ-đốc nhân nào có thể thể hiện điều này tốt hơn là thời điểm đầu tiên của một người bước theo Đấng Christ là tận hiến đời sống của mình cho Chúa.

Chúa Jesus để lại một tấm gương tận hiến tuyệt đẹp để chúng ta noi theo, tâm tình tận hiến phục vụ là thước đo trong Hội Thánh  của Ngài. Giữa vòng những người lãnh đạo không có chỗ cho người độc tài, vì tất cả đều ở dưới thẩm quyền của Chúa là Đấng Christ. Không ai có thể sai khiến người khác hành động. Sự khác biệt về ân tứ và phong cách giúp bổ sung cho nhau, chứ không phải để tranh cạnh. Điều có thể khiến cho tình anh em trở nên tốt đẹp đó là “lấy lẽ kính nhường nhau” (Rô-ma 12:10).

Những ai đang hướng dẫn người khác trở thành người lãnh đạo phải là người tận hiến cho công việc Chúa – một phẩm chất được thể hiện không nơi nào tốt hơn là giữa vòng những người lãnh đạo trong Hội Thánh  và giũa người đồng lao. Giống như Chúa Jesus đã làm, Hội Thánh  phát triển tìm kiếm nhiều người phục vụ cho Chúa và tập trung năng lực vào sự mở rộng đó.

Nguyên tắc lựa chọn này có thể được tìm thấy ngay phần đầu của sách Công-vụ Các Sứ-đồ, khi Chúa Jesus gặp gỡ các môn đồ nhắc nhở họ lần cuối trước khi Ngài về trời.

Ngài không đến cùng một đám đông chưa được cứu, hoặc những người Ngài đã cứu; đúng hơn là Ngài tập trung chú ý đến một số người nam và nữ trung thành làm những đại sứ của Ngài cho thế giới. Họ là những thành phần then chốt hoàn thành mạng lệnh của Ngài. Họ là những người biết sống tận hiến. Yếu tố sống tận hiến là yếu tố thứ năm chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

 

6.  Phẩm Chất Liêm Chính

Một người lãnh đạo dù có thiên tài cũng cần những người khác giúp đỡ. Là người lãnh đạo thuộc linh của Chúa, chúng ta phải chú trọng đến tác phong lãnh đạo, chúng ta không thể xem nhẹ lòng liêm chính.

Sứ-đồ Phao-lô kể sự liêm chính là một phẩm chất cần thiết của những người lãnh đạo Cơ-Đốc cần có. Sự liêm chính là nền tảng không chỉ để cho người khác tôn trọng môn đồ của Chúa, mà còn là để họ tin và đi theo. Người lãnh đạo thuộc linh của Chúa cần giữ vững sự liêm chính đối với vấn đề tài chánh của Hội Thánh. Kinh Thánh Tân Ước ghi rõ ràng là người tin Chúa phải có lương tâm tốt và ăn ở trọn lành (Hê-bơ-rơ 13:18).

Chúng ta đừng để mùi hôi tanh của tiền bạc phá hủy đi sự Thánh  khiết mà Chúa đã gây dựng cho chúng ta. Qua việc Gia-cốp đã trả lại số tiền (Sáng-thế Ký 43:12) là một bài học cần suy gẫm. Tính liêm chính cũng nên thể hiện qua điều răn thứ bathứ chín là không được thề hay làm chứng dối (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7, 16). Chúa đòi hỏi chúng ta cần phải sống một đời sống liêm chính bằng cách vâng theo các điều răn của Ngài. Như thế thì Ngài sẽ lập ngôi nước của người được bền vững. Người lãnh đạo tốt nhất chính là người có phẩm chất đạo đức được Hội Thánh  chọn vào vai trò lãnh đạo. Chúa Jesus dùng ảnh hưởng giúp cho chúng ta thấy được nếp sống Thánh  khiết đã tạo nên mẫu mực ở người lãnh đạo để những người khác có thể trông cậy nơi sự lãnh đạo của họ.

Sa-tan sẽ không bao giờ có thể cám dỗ chúng ta hay làm chúng ta bất an, ngoại trừ, chúng ta mở cửa cho nó một lần nữa. Làm sao giữ được lòng liêm chính trong Chúa? Việc làm trước tiên của chúng ta là theo cách Phao-lô dạy chúng ta phải dứt khoát con người cũ. Khi đã bắt đầu một cuộc đời mới, chúng ta hãy biết điểm dừng lại ở một chỗ nào đó khi nhớ tới quá khứ hay về con người cũ của mình. Phao-lô viết: “Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh  Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh  Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh  Linh sanh ra sự sống và bình an”(Rô-ma 8:5-6). Muốn giữ được liêm chính chúng ta phải từ bỏ những ham muốn của đời sống xác thịt thì còn thì giờ nào để bồi dưỡng phần tâm linh. Và những gì đưa tới sự chết do tính xác thịt, cũng đã được Thánh  Phao-lô gọi tên: “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời”(Ga-la-ti 5:19-21).

Trên mạng Got Question có đăng lời dẫn chứng: "Tuy không liên hệ đến mọi tình huống gặp phải trong đời sống Cơ-Đốc nhân, nhưng Lời Chúa vẫn luôn là sự chỉ dẫn đầy đủ cho đời sống của người tin Chúa. Trong hầu hết các tình huống chúng ta chỉ cần xem Kinh Thánh  và đi theo đúng đường lối Chúa đã chỉ dạy. Đối với những tình huống đạo đức khác chúng ta cần tìm những nguyên tắc Kinh Thánh  để áp dụng." Yếu tố sống liêm chính là yếu tố thứ năm chính chúng ta là người phải thực hiện trong vai trò lãnh đạo thuộc linh.

Tóm lại, người lãnh đạo được biểu lộ ra khi chúng ta nhìn thấy một người có tiềm lực và chủ quyết giúp đỡ người khác tăng trưởng một cách tận tâm. Đây là điểm quan trọng giúp các lãnh đạo thuộc linh trưởng thành. Trong những bước đầu theo Chúa, họ đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến nghi ngờ và sự cám dỗ, nên cần một ai đó giúp tư vấn. Thật rất vui khi một người được một Cơ-đốc nhân giúp đỡ gìn giữ phẩm chất trưởng thành hơn. Giá mà những Hội Thánh  thường quên lãng mối quan tâm bảo vệ như thế này nhận biết được lý do tại sao có quá nhiều người tin Chúa không còn đứng vững hoặc chưa bao giờ trở nên giống như Chúa.

________________________

1 John C. Maxwell, "Kỹ Năng Lãnh Đạo"[on-line] cập nhật ngày 12 tháng 08 năm 2021 từ  ttps://drive.google.com/file/d/0B3uSj
GSIg4RtWEJFek13SW9QeWM/edit?resourcekey=0-qsPkjcJJOWPu
KUk8JtsWw; Internet.
2 The Pleasures of God, The Pleasure of God in Selection (Sisters, Ore.: Multnomah, 2000), trang 121-55.
3 Maxwell, tài liệu đã dẫn.